Chăm Sóc Tiểu đường

[TÌM HIỂU] Đường huyết cao thì nên sử dụng thực phẩm gì?

Đường huyết cao trong cơ thể là một trong những tình trạng cơ thể có lượng đường Glucose cao hơn mức bình thường. Đây là một trong những tình trạng thường gặp của cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên chính lượng glucose máu tăng cao thường xuyên hay bất thường chính là dấu hiệu của các triệu chứng hay bệnh lý nguy hiểm. Ví dụ phổ biến nhất là Đái Tháo Đường, kích thích thần kinh giao cảm quá mức hoặc các bệnh lý có liên quan đến thần kinh hay nội tiết khác. Để giảm nguy cơ mắc phải những bệnh lý nói trên thì việc giảm đường trong máu rất quan trọng.

Hiện nay các giải pháp hữu hiệu nhất là sử dụng các loại thuốc hay thực phẩm chức năng phù hợp. Đi cùng với đo nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng hay thắc mắc về các loại thực phẩm có chức năng giảm lượng đường trong máu. Hôm nay qua bài viết của Aquafina Pure Fashion chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về việc Đường huyết cao  nên ăn gì? 

Glucose là gì?

 

Glucose là gì
Glucose là gì

Glucose là một loại đường monosaccarit (hay còn gọi là đường đơn) có công thức là C6H12O6. Đây là loại đường phổ biến nhất và quan trọng nhất trong các hoạt động sống của sinh vật sống. Glucose sinh ra từ thực phẩm do con người tiêu thụ sẽ tham gia vào quá trình tạo năng lượng cho cơ thể sống, diễn ra thường xuyên ở cấp tế bào.

Lượng glucose còn lại sẽ được dự trữ ở gan dưới dạng Glycogen. Đường Glucose còn tham gia vào cấu trúc đặc biệt của tế bào như ADN, ARN, màng tế bào hay các thành phần quan trọng khác. Đó là lý do chúng ta thường xuyên phải bổ sung các sản phẩm có chứa tinh bột, carbohydrate cho cơ thể để duy trì các hoạt động thường ngày của cơ thể.

Xem thêm: [Cẩn trọng] Dấu hiệu bệnh đái tháo đường (tiểu đường) không thể bỏ qua

Nguyên nhân Đường huyết (Glucose) trong máu tăng cao ?

Thông thường đường huyết trong cơ thể dao động do các hoạt động sinh lý của cơ thể.  Hay gặp nhất là sau khi bạn ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột, nhiều carbohydrate như cơm, bánh mì, khoai tây,… Các loại hoa quả như lê, mít, xoài, táo,…

Nguyên nhân gây tăng đường huyết do các thực phẩm chứa nhiều tinh bột
Nguyên nhân gây tăng đường huyết do các thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Trong cơ thể có một loại hormone là insulin, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết của cơ thể. Insulin sẽ vận chuyển đường trong máu (trong trường hợp tăng cao) để đưa về các vị trí khác để tích trữ. Lượng đường được dự trữ này sẽ được sử dụng để sản sinh năng lượng cho cơ thể hoạt động. Các nguyên nhân làm giảm hoạt động hay số lượng insulin sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao:

  • Tế bào B của đảo tụy bị phá hủy, giảm hoạt động (đây là nơi sản sinh ra insulin) sẽ làm lượng insulin giảm tổng hợp. Hay gặp trong bệnh Đái Tháo Đường typ 1.
  • Hiện tượng Rối loạn tiết insulin và Kháng insulin làm Insulin giảm đáp ứng với Glucose trong máu. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh Đái Tháo Đường typ 2.
  • Hiện tượng các hormon tuyến giáp, prolactin (đặc biệt là GH) bị kích thích quá mức, tăng lên quá nhiều trong một khoảng thời gian sẽ làm giải phóng quá mức insulin từ đảo tủy trong thời gian đầu. Kéo dài hiện tượng trên trong thời gian dài sẽ làm insulin bị giảm tiết.
  • U não cũng là lý do khiến lượng máu trong cơ thể tăng cao khi mà trung tâm ở não không thể sử dụng được Insulin trong cơ thể

Đường huyết cao còn gặp trong các trường hợp khác nguy hiểm hơn như

Stress nặng nề như bực mình, khó chịu, áp lực công việc. Lý do là khi bị stress sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra các hormone hệ giao cảm như adrenalin hay noradrenalin. Hormone này sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, co mạch và đặc biệt phân hủy đường dự trữ trong cơ thể. Sau khi phân hủy sẽ vận chuyển chúng vào trong lòng mạch máu.

  • Đường huyết cũng có thể tăng cao trong tình trạng cơ thể giảm tiêu thụ glucose trong máu như người bị ngạt hay hôn mê bất tỉnh.
  • Tình trạng corticoid ở trong cơ thể do sử dụng các loại thuốc corticoid cũng sẽ làm tăng tân tạo đường cho cơ thể.

Các biện pháp cải thiện đường huyết tăng cao trong máu

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên sẽ làm cân nặng của bạn được cải thiện, làm tăng nhạy cảm với insulin của cơ thể. Tập thể dục cũng sẽ cơ bắp của bạn hấp thu lượng đường trong máu, từ đó giảm lượng đường trong cơ thể. Các bài tập khuyến khích: Chạy bộ, đạp xe đạp, nâng tạ, bơi lội,…

Cải thiện tình trạng tăng đường huyết bằng việc tập thể dục
Cải thiện tình trạng tăng đường huyết bằng việc tập thể dục thể thao

Có rất nhiều nghiên cứu về việc giảm cân sẽ làm giảm nguy cơ glucose trong máu tăng cao. Khi bạn giảm 7% cân nặng có thể giảm nguy cơ tiến triển của bệnh tiểu đường, còn tốt hơn cả việc sử dụng thuốc. Lưu ý vòng eo cũng là một yếu tố để đánh giá: 88.9 cm với nữ và 101.6 cm với nam, khi vòng eo vượt qua các chỉ số trên thì nguy cơ kháng insulin hay đái tháo đường typ 2 cao hơn so với người có vòng eo dưới chỉ số này.

Thường xuyên kiểm soát lượng carbohydrate trong cơ thể bằng việc kiểm soát việc hấp thu các sản phẩm có chứa nhiều carbohydrate. Đây là khuyến nghị của Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA). Việc kiểm soát lượng carbohydrate ngoài việc sử dụng các loại thực phẩm phù hợp (sẽ đề cập ở dưới) thì bạn cần kiểm soát việc khẩu phần ăn uống hay lượng calo nạp trong từng sản phẩm. Một số mẹo như:

  • Đo và cân các phần.
  • Sử dụng đĩa nhỏ hơn.
  • Tránh các nhà hàng ăn uống thoải mái.
  • Đọc nhãn thực phẩm và kiểm tra khẩu phần.
  • Viết nhật ký thực phẩm.
  • Ăn chậm .

Tăng sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ có thể làm giảm lượng đường trong máu. Cụ thể sẽ được đề cập ở dưới.

Uống đầy đủ nước: Thông thường mỗi người trong một ngày nên uống đủ 2 lít nước. Uống nhiều nước sẽ làm cơ thể giữ được lượng đường trong máu ở mức an toàn, đào thải được lượng glucose dư trong máu ra khỏi cơ thể thông qua thận. Lưu ý nên uống nước tinh khiết hoặc các loại nước không chứa calo.

Kiểm soát stress của bản thân: Với việc Stress là nguyên nhân gây ra đường huyết trong máu tăng cao như đã nói ở trên. Có thể kiểm soát bằng các bài tập thả lỏng cơ thể, hít một hơi thật sâu và tĩnh tâm. Các bài tập thể dục, tập yoga, thiền định cũng rất đáng để thử.

Đi cùng với việc kiểm soát lượng carbohydrate hấp thu trong cơ thể thì việc kiểm soát đường huyết cũng rất quan trọng. Sử dụng các thiết bị kiểm soát đường huyết hoặc thường xuyên đến các trung tâm y tế là biện pháp đơn giản và an toàn nhất cho bản thân mình.

Ngủ đủ giấc: Có nhiều nghiên cứu về việc ngủ thiếu giấc sẽ làm giảm độ nhạy cảm của insulin với glucose, làm tăng cảm giác thèm ăn và gây béo phì. Ngủ ít còn làm giảm các hormone sinh trưởng và giảm tiết cortisol trong cơ thể. Đây cũng là hai yếu tố kiểm soát lượng glucose của cơ thể.

Xem thêm: [TÌM HIỂU] Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng thực phẩm gì?

Mối liên hệ Thức Ăn với đường huyết cơ thể

Thức ăn có vai trò ít nhiều đến việc đường huyết của cơ thể tăng cao:

  • Các loại thực phẩm thường ngày như cơm, bánh mỳ, mỳ ống, khoai tây, khoai lang. Đây là những sản phẩm có chứa rất nhiều các loại đường đa phân tử. Sau khi vào cơ thể được thủy phân thành các loại đường đơn, phổ biến nhất là glucose hay fructose.
  • Các loại hoa quả cũng chứa một lượng đường khá lớn ví dụ như táo, lê, nho, xoài,…
  • Đường cũng có trong các sản phẩm ít người nghĩa đến như tương ớt, tương cà, nước chấm của các sản phẩm đồ ăn nhanh như gà rán, mì ống, pizza,… Lượng đường ở các sản phẩm này rất lớn nhưng ít ai biết đến.
  • Các loại sản phẩm, thức uống có chứa trái cây như nước trái cây, soda, nước điện giải, cafe có chứa đường,…
  • Rượu cũng là tác nhân gây ra đường huyết trong máu tăng cao, nhất là các trường hợp rượu pha với hoa quả.

Đường huyết tăng cao nên ăn gì?

Tăng đường huyết nên ăn gì?
Nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ cải thiện tình trạn tăng đường huyết

Đầu tiên là bạn nên sử dụng các loại thực phẩm tăng chất xơ cho cơ thể: Chất xơ có thể làm chậm việc sử dụng thủy phân carbohydrate để sử dụng cho cơ thể, từ đó sẽ làm lượng đường trong cơ thể tăng lên từ từ. Có hai loại chất xơ là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, trong hai loại trên, vai trò của chất xơ hòa tan được đánh giá tốt hơn cả. Các loại rau củ quả đặc trưng cho chất xơ hòa tan như:

  • Yến mạch.
  • Dâu tây, chuối rất giàu chất xơ hòa tan.
  • Cam, quýt, táo.
  • Nho, Bơ.
  • Bông cải xanh, Đậu Hà lan, Rau mồng tơi.

Lượng chất xơ trong cơ thể được khuyến cáo khoảng 25 gam đối với phái nữ và 38 gam đối với phái nam.

Thứ hai, sử dụng các loại thực phẩm chứa ít carbohydrate: Việc sử dụng các loại sản phẩm trên đã được đánh giá sẽ kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Mặc dù vậy carbohydrat cũng rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên việc sử dụng vừa đủ lượng carbohydrate, hạn chế dư lượng sẽ là biện pháp tốt nhất để kiểm soát lượng glucose trong máu. Các loại thực phẩm được kiến nghị sử dụng là:

  • hải sản, thịt.
  • Trứng, yến mạch, lúa mạch.
  • Các loại đậu: đậu, đậu lăng
  • Khoai lang, ngô hoặc các loại rau không chứa tinh bột.

Thứ ba, bổ sung các sản phẩm chứa Chromium (hay Crom) và Magnesi (hay Magie). Lượng đường trong máu tăng cao và gây ra bệnh tiểu đường có thể do thiếu Chromium và Magnesi từ các thực phẩm chứa nhiều hai nguyên tố vi lượng này. Crom được biết đến trong việc tham gia quá trình chuyển hóa Carbohydrate và Chất béo của cơ thể, kiểm soát lượng đường trong máu, khi thiếu hụt nguyên tố trên sẽ có thể làm cơ thể không dung nạp được carbohydrate.

Vai trò của Magie tương tự như Chromium. Có các nghiên cứu đặc biệt về việc người có lượng magie cao sẽ giảm đến 47% khả năng bị Đái tháo đường. Tuy vậy các nghiên cứu về hai vi lượng này hiện chỉ thấy hiệu quả trong việc sử dụng lâu dài.

  • Các loại sản phẩm có lượng Chromium cao như là: lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu xanh.
  • Các loại sản phẩm giàu Magie bao gồm: Socola đen, bơ, đậu, các loại ngũ cốc, rau lá xanh đậm.

Ngoài các loại thực phẩm phổ biến trên thì hiện nay cũng có nhiều sản phẩm được các chuyên gia trên thế giới kiến nghị sử dụng như chiết xuất quế (theo nghiên cứu giảm đến 29% lượng đường trong máu); Các loại thảo mộc chứa Berberin; Hạt cỏ cà ri (vừa là chất xơ hòa tan vừa giảm lượng glucose lúc đói và cải thiện việc dung nạp glucose.

Với những thông tin ở trên, hy vọng các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân sẽ có các liệu pháp phù hợp để phòng chống và cải thiện tình trạng lượng đường trong máu tăng cao.

Xem thêm: Giảm cân cho người mắc tiểu đường, bí quyết không phải ai cũng biết

Tài liệu tham khảo

  1. 15 Easy Ways to Lower Blood Sugar Levels Naturally, link:
    https://www.healthline.com/nutrition/15-ways-to-lower-blood-sugar
  2. How to Recognize and Manage a Blood Sugar Spike, link:
    https://www.healthline.com/health/blood-sugar-spike

DS Đức Duy

DS Đức Duy là một dược sĩ Đại học Dược Hà Nội, có kiến thức chuyên sâu về các loại thuốc chữa bệnh hiện nay đặc biệt là thuốc dành cho người bị tiểu đường. Với mong muốn chia sẻ kiến thức, hiểu biết của mình cho toàn xã hội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.