Chăm Sóc Tiểu đường

Cách sử dụng cây mật nhân chữa bệnh tiểu đường. Lưu ý khi chữa trị

Bệnh tiểu đường xưa nay gây ra nhiều phiền toái kèm theo các biến chứng nguy hiểm khiến người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống. Vậy làm sao để bệnh không tiến triển nặng, người bệnh có thể tìm lại được cuộc sống yên bình trước kia?

Sử dụng dược liệu chữa bệnh hiện nay đang được áp dụng rộng rãi do tính an toàn của chúng. Và các bài thuốc dùng cây mật nhân chữa tiểu đường đang được các bệnh nhân tích cực áp dụng. Liệu loại dược liệu này có mang đến hiệu quả như chúng ta mong đợi?

Bài viết dưới đây Aquafina Pure Fashion xin giải đáp thắc mắc của các bạn về cây mật nhân chữa bệnh tiểu đường.

Cây mật nhân là gì?

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc sử dụng các loại dược liệu khác nhau để điều trị tiểu đường như dùng dây thìa canh, hoàng bá, quế chi, khổ qua,… Tuy nhiên trong số đó nổi bật nhất phải kể đến là cây mật nhân với công dụng tuyệt vời của nó.

Cây mật nhân là gì?
Cây mật nhân là gì?

Cây mật nhân, trong dân gian hay còn gọi là bá bệnh, bách bệnh,.. ám chỉ loại cây có thể dùng chữa được nhiều loại bệnh khác nhau, tên khoa học là Eurycoma longifolia. Loài cây này có nguồn gốc từ Malaysia và Indonesia, tuy nhiên hiện nay do du nhập nên chúng đã xuất hiện nhiều hơn ở Việt Nam, Thái Lan, Lào và Ấn Độ.

Cây mật nhân xưa nay được coi là một loại thảo dược quý dùng điều trị các bệnh như suy giảm sinh lực, hỗ trợ cải thiện đường ruột, chữa lỵ, tiêu chảy, tẩy giun, hạ sốt, tinh thần suy nhược ở phụ nữ sau sinh,… Và một trong những công dụng quan trong nhất của cây mật nhân là hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.

Đây là loài cây bụi, ưa sống ở những tần rừng thấp và trên đất có nhiều sỏi đá nên rất dễ tìm kiếm. Khám phá được công dụng tuyệt vời của loại thảo dược này, kết hợp với việc học hỏi kinh nghiệm từ các bài thuốc cổ xưa, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các cách sử dụng hiệu quả để cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân bị đái tháo đường.

Tìm hiểu về bệnh đái tháo đường

Bình thường, khi chúng ta ăn, đường trong thực phẩm sẽ được các enzym phân giải ở hệ tiêu hóa cắt ra thành những phân tử nhỏ hơn và hấp thu vào máu. Máu sẽ là nơi vận chuyển, đưa các phân tử đường đó đến các tế bào để cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.

Một khi cơ thể bạn gặp vấn đề về việc vận chuyển đường, tức là đường từ máu không thể vào được trong tế bào. Đường trong máu thì rất nhiều còn tế bào thì lại đói năng lượng, kết quả của sự bất thường này gây ra một loạt các triệu chứng và biện chứng nguy hiểm. Hiện tượng này gọi là bệnh tiểu đường hoặc đái tháo đường.

Người mắc bệnh tiểu đường ban đầu sẽ có 4 triệu chứng cơ bản đó là ăn nhiều, đái nhiều, khát nhiều và xuất hiện đường trong nước tiểu. Người bệnh luôn cảm thấy đói, thường xuyên ăn nhiều nhưng lại bị gầy đi, sụt cân, hay cảm thấy mệt mỏi, thiều năng lượng.

Tìm hiểu về bệnh đái tháo đường
Tìm hiểu về bệnh đái tháo đường

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng có thể không rõ rệt, khiến người bệnh khó nhận ra. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng, các biến chứng nặng có thể xảy ra như nhiễn toan ceton, hôn mê do nhiễm toan, tăng đường huyết, suy thận, suy tim, nhiễm trùng nặng gây hoại tử, mù lòa, rối loạn thần kinh tự chủ,…

Có 2 loại tiểu đường là tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2, tùy vào từng loại mà hướng điều trị có thể khác nhau đôi chút. Đối với tiểu đường loại 1, cơ thể không thể sản sinh Insulin để làm nhiệm vụ vận chuyển đường từ máu tới tế bào. Nhưng cơ thể vẫn còn nhạy cảm với các phân tử Isulin nên liệu pháp điều trị chính là dùng Insulin trực tiếp.

Còn đối với tiểu đường loại 2, cơ thể vẫn còn khả năng tiết ra Insulin nhưng các tế bào, mô lại không có đáp ứng hữu hiệu hay mất tính nhạy cảm với chúng. Tức là các tế bào này ở tình trạng kháng Insulin làm ngăn chặn con đường vận chuyển đường của Insulin.

Khi đó ở giai đoạn đầu bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các phương pháp làm giảm nồng độ đường máu và kích thích tiết nhiều Insulin hơn để duy trì đường huyết ổn định. Tuy nhiên theo thời gian các phương pháp hỗ trợ không còn tác dụng nữa và phải dùng Insulin trực tiếp từ bên ngoài.

Sử dụng các loại dược liệu, các bài thuốc dân gian nói chung và cây mật nhân nói riêng giúp hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết và ngăn chặn các biến chứng xảy ra. Tất cả để duy trì, kéo dài cuộc sống bình thường cho bệnh nhân.

Công dụng chữa tiểu đường của cây mật nhân

Sử dụng cây mật nhân trong các bài thuốc trị tiểu đường đã có từ rất lâu và khá nhiều người đã sử dụng. Tuy nhiên công dụng thực sự của loài cây này, chúng có thực sự giúp bệnh nhân tiểu đường điều trị bệnh, có an toàn hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn.

Để giúp người dân kiểm chứng những thông tin này liệu có xác thực hay chỉ là truyền miệng, vào năm 2006 một nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Y Hà Nội đã tìm hiểu và cung cấp những thông tin xác thực. Họ đã chỉ ra rằng: đã tìm thấy một số hoạt chất như alcaloid, quasinoid, tritecpenoit có trong rễ của cây mật nhân. Chúng có màu vàng, vị rất đắng và cho thấy tác dụng khá rõ rệt trong việc tăng cường sức khỏe, kiểm soát lượng đường huyết tốt và ngăn chặn các biến chứng tiểu đường.

Bên cạnh đó, một số hoạt chất khác trong cây mật nhân cho thấy công dụng làm giảm khả năng dung nạp đường từ thức ăn vào máu, tăng cường kích thích bài tiết Insulin ở các tiểu đảo tụy và tăng tính nhạy cảm của các tế bào với Insulin.

Khi đó, mức đường trong máu được duy trì ở mức ổn định, các tế bào được cung cấp đầy đủ năng lượng, bệnh nhân sẽ không còn các triệu chứng như đã kể trên và các biến chứng cũng không còn cơ hội xuất hiện.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, liệu pháp dùng Insulin trực tiếp là giải pháp chính và quan trọng nhất. Tất cả các phương pháp khác hầu như chỉ dùng để hỗ trợ, duy trì cơ thể ở trạng thái tốt nhất. Do đó bạn không nên lạm dụng hay phụ thuộc quá nhiều. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để hiểu biết về bệnh trạng của mình và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Cách sử dụng cây mật nhân chữa bệnh tiểu đường

Có nhiều cách lưu truyền dùng để chữa đái tháo đường từ cây mật nhân, trong số đó, có 2 cách được dân gian dùng nhiều nhất và công nhận về hiệu quả của chúng: dùng cây mật nhân sắc nước uống và dùng cây mật nhân ngâm rượu.

Cách 1: Dùng cây mật nhân sắc nước uống

  • Chuẩn bị: Phần thân rễ của cây mật nhân lấy vừa đủ
  • Cách làm: rửa sạch thân rễ đó, thái thành từng lát mỏng và phơi dưới nắng đến khi khô. Lấy khoảng 20g rễ đã phơi khô, rửa lại lần nữa với nước và bỏ vào nồi. Thêm 1 lit nước sạch và đun tới khi sôi và để thêm 5 phút nữa với lửa nhỏ. Gạn lấy nước và uống hằng ngày. Bạn có thể phơi nhiều, bảo quản nơi thoáng mát để dùng dần, mỗi ngày nấu một lượng vừa đủ uống. Duy trì uống đều đặn hằng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cách 2: Dùng cây mật nhân ngâm rượu

  • Chuẩn bị: rễ cây mật nhân nửa lạng, rượu trắng 1 lít, bình thủy tinh dung tích vừa đủ.
  • Cách làm: rửa sạch rễ mật nhân bằng nước, thái lát mỏng và cho bào bình thủy tinh. Sau đó đổ rượu ngập phần dược liệu trong bình. Đậy kín bình và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Ngâm mật nhân khoảng 2-3 tuần là có thể sử dụng. Hằng ngày bạn lấy khoảng 15ml để uống, mỗi ngày 2 lần và duy trì đều đặn để có những thay đổi rõ rệt.

Lưu ý khi dùng cây mật nhân chữa tiểu đường

Đối với những người mẫn cảm với các thành phần trong cây mật nhân nên hạn chế sử dụng. Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, trước khi quyết định sử dụng hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Do là dược liệu tự nhiên nên hầu như không mang tới tác dụng phụ nào nguy hiểm nếu dùng đúng cách. Nên bạn có thể yên tâm sử dụng.

Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ để ngăn chặn bệnh tiểu đường tiến triển nặng.

Xem thêm: Giảm cân cho người mắc tiểu đường, bí quyết không phải ai cũng biết

Bệnh tiểu đường cơ bản là bệnh mạn tính, không thể chữa dứt điểm và biện pháp hiệu quả nhất là dùng Insulin trực tiếp. Bên cạnh đó bạn cần thay đổi lối sống, hạn chế béo phì để giảm nguy cơ mắc tiểu đường.

Dược sĩ Vinh Vũ

Tôi là Dược sĩ Vũ Quang Vinh. Được đào tạo chương trình chính quy tại Đại Học Dược Hà Nội - Hanoi University of Pharmacy. Tôi viết thông tin về thuốc, y tế sức khỏe với mong muốn mang tới những kiến thức khoa học tin cậy, chính xác nhất dựa trên những kiến thức cập nhật từ các tạp chí y khoa, cơ quan dược phẩm uy tín như: Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), EMC, Dailymed, Drugs.com, ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.