Hiện nay, bệnh tiểu đường đã không còn xa lạ gì đối với mọi người. Là một trong những bệnh nguy hiểm nhất tương đương với các bệnh tim mạch và ung thư, bệnh tiểu đường ngày càng có xu hướng gia tăng và xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo số liệu của Bộ Y Tế năm 2018, Việt Nam hiện có 5 triệu người mắc bệnh tiểu đường, được xếp vào nhóm các quốc gia có tỷ lệ mắc cao nhất và 60% trong số đó đã có những biến chứng nguy hiểm.
Vậy bệnh tiểu đường là gì? Khi nào thì bệnh tiểu đường xuất hiện các biến chứng và làm thế nào để kéo dài thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường? Bài viết dưới đây của Aquafina Pure Fashion sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và cần thiết nhất về bệnh tiểu đường.
Tìm hiểu về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là gì?
Trong cơ thể, Glucose là một chất rất quan trọng cho hoạt động sống và cung cấp năng lượng cho tế bào. Được chuyển hóa từ các carbohydrate như cơm, khoai, ngô,…Glucose được hấp thu ở ruột và hòa tan trong máu. Hoạt động của glucose được hệ nội tiết điều hòa, trong đó có hormone Insulin đóng vai trò chủ đạo. Insulin là một loại hormon được tế bào beta của đảo tụy sản xuất, có tác dụng chính là đồng hóa, điều hòa sự chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein. Khi hoạt động của Insulin bị rối loạn, một lượng lớn đường trong máu không được chuyển hóa, bị dư thừa và hình thành bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường.
Bệnh tiểu đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng nồng độ glucose máu do khiếm khuyết tiết Insulin, khiếm khuyết hoạt động của Insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh và mạch máu.
Phân loại bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường chủ yếu phân thành 3 loại chính: tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ.
Bệnh tiểu đường type 1
- Là một thể bệnh nặng, bệnh thường xuất hiện ở người trẻ tuổi (<40 tuổi).
- Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi dẫn tới đái tháo đường type 1 do 3 yếu tố tham gia: di truyền, môi trường và miễn dịch.
- Các tế bào beta của đảo tụy bị phá hủy dẫn đến thiếu Insulin tuyệt đối, vì vậy, đái tháo đường type 1 hay còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc Insulin.
- Triệu chứng điển hình của bệnh:
- Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó chịu trong người.
- Luôn cảm thấy đói kể cả khi vừa ăn xong.
- Giảm cân rõ rệt.
- Uống nhiều nước hơn bình thường.
- Đi tiểu nhiều vào ban đêm.
- Đối với các bệnh nhân mắc đái tháo đường dạng này phải cung cấp Insulin nhân tạo cho họ do cơ thể không sản xuất đủ Insulin.
Bệnh tiểu đường type 2
- Còn được gọi là đái tháo đường không phụ thuộc Insulin (NIDDM) vì nguyên nhân gây ra bệnh là do lối sống không lành mạnh như: ít vận động, chế độ ăn không khoa học, căng thẳng thần kinh kéo dài,… hoặc khởi phát do yếu tố di truyền.
- Khác với bệnh tiểu đường type 1, cơ thể vẫn sản sinh ra Insulin, tuy nhiên, các tế bào không còn đáp ứng hiệu quả với Insulin như trước đây.
- Dạng tiểu đường này chiếm đến 90% tổng số bệnh nhân, trong đó chủ yếu là người trung niên trên 40 tuổi, người bị béo phì chiếm đến 80%.
- Các triệu chứng cơ năng của bệnh thường không rõ ràng, thậm chí khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, các dấu hiệu nhận biết bệnh mới xuất hiện.
- Tuy nhiên, các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường type cũng gần giống như type 1. Bạn nên để ý kĩ các thay đổi của cơ thể để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường thai kỳ
- Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai vì lúc này cơ thể kém nhạy cảm với Insulin. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ trong thời kỳ thai sản cũng bị bệnh và bệnh thường khỏi sau khi sinh.
- Các rối loạn glucose máu có thể xuất hiện từ tuần 24 của thai kỳ. Mặc dù bệnh có thể tự hết sau khi sinh nhưng tuy nhiên, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé đồng thời khả năng người mẹ bị bệnh tiểu đường type 2 cũng cao hơn bình thường.
Một số bệnh tiểu đường khác
- Một số ít các trường hợp bị bệnh tiểu đường không thuộc 3 dạng trên, bao gồm: tiểu đường đơn gen (monogenic diabetes) và tiểu đường do nang xơ (cystic fibrosis-related diabetes).
Tác hại của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm xuất phát từ việc lượng đường trong máu tăng cao. Lượng đường cao làm tổn thương các cơ quan và mô trong cơ thể. Sự tích lũy đường trong máu càng cao, các cơ quan càng bị rối loạn và hình thành biến chứng. Các biến chứng của bệnh tiểu đường bao gồm:
- Bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ
- Bệnh thần kinh
- Bệnh về thận
- Rối loạn thị lực, võng mạc, có thể dẫn đến mù lòa.
- Tổn thương ở các chi, hoại tử chân/ tay
- Mất trí nhớ
- Trầm cảm
- Tổn thương ở da, các ổ viêm loét….
Đối với bệnh tiểu đường thai kỳ, hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên, sự tích lũy đường dư thừa trong máu có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Các biến chứng trong bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, đẻ non, đồng thời người mẹ có thể mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn người bình thường.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Quá trình điều trị kéo dài kết hợp với các liệu pháp trị liệu khó khăn khiến cho nhiều người bệnh mệt mỏi. Ngoài ra, các biến chứng của bệnh còn tác động tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày của họ. Trong trường hợp phát hiện bệnh muộn, các biến chứng đã tiến triển đến giai đoạn nặng, điều này có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như: hoại tử tay chân, nhồi máu cơ tim, mù lòa, thậm chí là tử vong.
Khi nào cần khám bác sĩ?
Để phòng chống bệnh tiểu đường và giảm thiểu tối đa hậu quả nghiêm trọng mà các biến chứng gây ra, bạn nên đi khám bác sĩ thường xuyên và theo dõi kỹ các biểu hiện bất thường của cơ thể. Nếu có các triệu chứng sau đây, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra:
- Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều, kèm theo triệu chứng đau ở vùng bụng.
- Cảm giác đói liên tục, ăn nhiều nhưng lại bị sút cân nhanh chóng.
- Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, mờ mắt.
- Xuất hiện những vết viêm, ngứa, đỏ ở da không rõ nguyên nhân. Da cũng xấu đi trông thấy.
Xem thêm: Chỉ số đường huyết an toàn là bao nhiêu? Bảng chỉ số của thực phẩm
Bệnh tiểu đường có những biến chứng gì?
Biến chứng bệnh tiểu đường là những hậu quả do lượng đường trong máu tăng cao vượt mức cho phép gây ra làm cho hoạt động của các cơ quan bị suy giảm kèm theo là sự rối loạn chuyển hóa đường, chất đạm và chất béo.
Biến chứng của bệnh tiểu đường chia làm 2 loại đó là: biến chứng cấp tính (xảy ra trong thời gian ngắn, đột ngột, có thể gây hôn mê hoặc tử vong) và biến chứng mạn tính (xuất hiện trong thời gian dài, lâu dần gây tổn thương cho các cơ quan).
Biến chứng cấp tính
Biến chứng do hạ đường huyết
Lượng đường trong máu cao gây nên bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết trong cơ thể cũng có thể giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3,6mmol) do một vài nguyên nhân sau đây:
- Dùng quá liều thuốc điều trị bệnh tiểu đường (uống hoặc tiêm Insulin).
- Ăn uống kiêng khem quá mức dẫn đến thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là tinh bột hoặc uống thuốc khi chưa ăn.
- Vận động thể lực quá sức dẫn đến mệt mỏi.
- Uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn.
Bạn có thể nhận biết được việc hạ đường huyết của cơ thể thông qua những dấu hiệu đặc trưng như: chân tay bủn rủn, đói cồn cào, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, cơ thể mệt mỏi, nhịp tim nhanh…
Hạ đường huyết đột ngột có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không phát hiện và xử trí sớm. Có nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong do hạ đường huyết khi không được cấp cứu kịp thời.
Tuy nhiên, việc xử lý hạ đường huyết trong đái tháo đường lại khá đơn giản và dễ thực hiện. Cụ thể, khi bạn bị hạ đường huyết nhẹ hoặc trung bình, hãy nên nhanh chóng dùng dinh dưỡng chuyên biệt cho người tiểu đường như uống Glucerna, ăn đồ ngọt hoặc trái cây, đồng thời kiểm tra đường huyết sau 20 phút. Chỉ thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường khi lượng đường huyết trong máu trở lại như ban đầu. Đối với trường hợp hạ đường huyết nặng, cách xử trí tốt nhất là bạn nên gọi cấp cứu kịp thời để tránh hậu quả nghiêm trọng.
Biến chứng do tăng đường huyết
Tăng đường huyết quá mức có thể làm tổn thương não bộ, hôn mê do nhiễm Ceton acid hoặc do tăng áp lực thẩm thấu máu quá nặng. Biến chứng này thường xảy ra đột ngột và cần được cấp cứu ngay lập tức.
Để phòng tránh biến chứng do tăng đường huyết gây ra, cách tốt nhất là bạn nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu, kiểm soát tốt đường huyết bằng thuốc men kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Ngoài ra, nhiễm khuẩn, stress và chấn thương cũng là những yếu tố nguy cơ cần chú ý.
Biến chứng mạn tính
Biến chứng thần kinh
Trong các biến chứng mạn tính mà tiểu đường gây ra thì biến chứng thần kinh là một trong những biến chứng xuất hiện sớm và thường xuyên nhất. Đường huyết máu cao ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống dây thần kinh toàn cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh ở chân và lòng bàn chân. Tổn thương ở những vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên. Các triệu chứng ban đầu thường là cảm giác đau rát, tê các đầu ngón tay, bàn tay, bàn chân. Lâu dần, bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ thể khó vận động, tứ chi chậm chạp, thậm chí là mất cảm giác. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì khi mất cảm giác, bạn hoàn toàn không nhận biết các vết thương, nếu không để ý, khả năng nhiễm trùng sẽ rất cao, lâu dần có thể dẫn đến hoại tử các chi và buộc phải cắt bỏ chúng. Theo một nghiên cứu mới nhất, người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ bị cắt cụt các chi cao hơn người bình thường gấp 25 lần.
Vậy làm thế nào để phòng tránh được biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường? Bạn nên thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết trong cơ thể, vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt chăm sóc lòng bàn chân để phòng ngừa loại biến chứng này.
Biến chứng về mắt
Trong cấu tạo các bộ phận của mắt, võng mạc là một màng mỏng với vô số dây thần kinh ở đáy mắt và mao mạch bao quanh. Lượng đường trong máu cao làm tổn thương các mao mạch ở đáy mắt, điển hình như: xuất huyết, tăng sinh tân mạch bất thường, phình mạch, xuất tiết dạng bông, xuất tiết cứng. Dần dần, các tổn thương ở võng mạc ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, khả năng bị đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp cũng cao hơn bình thường.
Bệnh liên quan đến võng mạc tiểu đường là bệnh có tỷ lệ dẫn đến mù lòa cao nhất, người bệnh thường không thấy triệu chứng cơ năng mà chỉ phát hiện ra bệnh khi thị lực bị ảnh hưởng. Theo Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA), 90% người bệnh tiểu đường trên 10 năm có nguy cơ mắc biến chứng võng mạc, trong số đó có đến 60% bệnh nhân có thể bị mù lòa.
Biến chứng tim mạch
Các bệnh tim mạch tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong cho bệnh nhân. Đường huyết cao tạo các mảng xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não lên gấp 2,4 lần so với người bình thường. Ngoài ra, hẹp tắc các mạch máu quan trọng dẫn đến thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, hoại tử tay chân…
Thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết, mỡ máu, huyết áp để có thể phòng ngừa các biến chứng tim mạch.
Biến chứng về thận
Thận là cơ quan đảm nhận chức năng lọc máu và loại bỏ chất thải trong cơ thể ra ngoài bằng đường nước tiểu. Khi lượng đường trong máu tăng cao vượt mức bình thường thì thận phải tăng cường hoạt động để đào thải bớt lượng đường dư thừa trong cơ thể. Sự thải trừ ồ ạt làm tổn thương các mạch máu trong tiểu đơn vị lọc của thận là Nephron, điều này khiến Nephron mất dần khả năng lọc của nó. Lâu dần chức năng của thận cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong tình huống xấu nhất có thể dẫn đến suy thận, chạy thận nhân tạo.
Để phòng ngừa biến chứng về thận, bạn hãy kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết, thường xuyên xét nghiệm nước tiểu để theo dõi chức năng của thận, chế độ ăn ít muối, ít mỡ, ít đạm.
Xem thêm: [TÌM HIỂU] Đường huyết cao thì nên sử dụng thực phẩm gì?
Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường khi nào thì xuất hiện là câu hỏi chung của rất nhiều bệnh nhân. Tùy vào loại biến chứng là cấp tính hay mạn tính mà thời gian xuất hiện cũng khác nhau. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố cũng tham gia quyết định như: thời điểm phát hiện bệnh, cách kiểm soát đường huyết, quy trình trị liệu có tốt không hay đáp ứng của cơ thể với bệnh tiểu đường.
Thời gian biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường
Biến chứng cấp tính bao gồm hạ đường huyết, tăng đường huyết dẫn đến tổn thương não bộ, hôn mê do nhiễm ceton acid hoặc tăng áp lực thẩm thấu máu tạo nên.
Các biến chứng cấp tính thường diễn ra một cách đột ngột và trong thời gian ngắn, có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh, kể cả ở người mới phát hiện bệnh hoặc người bệnh tiểu đường lâu năm.
Hậu quả mà biến chứng cấp tính gây ra thường rất nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh như hôn mê, thậm chí là tử vong.
Tỷ lệ người bệnh bị hạ đường huyết thường cao hơn tăng đường huyết. Tuy nhiên, tuyệt đối không được chủ quan đối với biến chứng tăng đường huyết gây ra do hậu quả của nó rất nghiêm trọng. Việc phòng tránh hạ đường huyết được đánh giá quan trọng ngang bằng với kiểm soát tăng đường huyết.
Thời gian biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường
Không giống như biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, các biến chứng mãn tính thường xuất hiện muộn hơn 5 – 10 năm tính từ thời điểm khởi phát bệnh. Tùy thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh mà người bệnh có thể xuất hiện các biến chứng ngay từ khi phát hiện bệnh trong trường hợp phát hiện ra bệnh muộn hoặc nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì các biến chứng sẽ được trì hoãn nhiều năm sau đó. Do chỉ số đường huyết cao dần dần làm tổn thương tế bào và rối loạn chức năng của các cơ quan nên thời gian xuất hiện biến chứng mạn tính cũng lâu hơn.
Các biến chứng mạn tính ảnh hưởng đến hầu hết hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, hình thành các bệnh lý nguy hiểm như: nhồi máu não, bệnh mạch vành, suy thận, hoại tử chân tay, mù lòa…
Cách tốt nhất để trì hoãn thời gian biến chứng cấp tính là phát hiện sớm và điều trị bệnh đúng cách. Để phát hiện sớm bệnh thì bạn cần phải nắm rõ các dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường kết hợp với những thay đổi của cơ thể.
Xem thêm: [Hướng dẫn] Điều trị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tại nhà
Thực phẩm, phương pháp phòng tránh biến chứng bệnh tiểu đường
Kiểm soát tốt đường huyết
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong điều trị đái tháo đường là ổn định đường huyết và chỉ số HbA1c giảm.
HbA1c là một loại Hemoglobin đặc biệt, được kết hợp từ hemoglobin và đường glucose, đánh giá khả năng vận chuyển đường đi khắp cơ thể. Khi chỉ số HbA1c > 6,5% chứng tỏ lượng đường trong máu đang bị rối loạn, khả năng dẫn đến các biến chứng tiểu đường trên tim mạch, thần kinh, thận, mắt…Tăng 1% HbA1c dẫn đến tăng 38% nguy cơ biến chứng trên tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch; tăng 40% nguy cơ tử vong. Cần kiểm tra chỉ số HbA1c của bệnh nhân 3 tháng/ 1 lần để bác sĩ có thể đưa ra liệu pháp điều trị tiếp theo cho người bệnh, nếu HbA1c < 6,5% thì đường huyết của bạn tạm thời đã ổn định.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), không có một thông số an toàn chung cho tất cả những bệnh nhân tiểu đường. Khi các chỉ số nằm trong khoảng dưới đây thì đường huyết có thể coi là ổn định:
- HbA1c <6,5%
- Đường huyết khi đói 70- 130 mg/ dl
- Đường huyết trước ăn <7,2 mmol/l
- Đường huyết sau ăn 2h cao nhất < 10mmol/l
Các phương pháp kiểm soát tốt đường huyết
Chế độ ăn uống phù hợp
Người bệnh tiểu đường phải giảm lượng Carbohydrate có trong các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn, các loại đường mía, đường trong sữa…Đồng thời, lượng muối, thức ăn chứa dầu mỡ, các loại thịt đỏ, trứng, sữa trong trong khẩu phần ăn của người bệnh cũng được hạn chế.
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau củ xanh được chế biến bằng cách luộc hoặc hấp thay vì chiên rán nhiều dầu mỡ. Hoa quả không làm tăng đường huyết như thanh long, dâu tây, xoài, bưởi, ổi,… cũng được bổ sung làm các bữa ăn phụ cho bệnh nhân. Khẩu phần ăn dành cho bệnh nhân tiểu đường gồm: 50% rau xanh, 25% cho thịt, cá, đậu và 25% cơm. Nên bắt đầu bữa ăn bằng rau xanh, không nên ăn nhiều vào bữa tối và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
Tăng cường luyện tập nâng cao sức khỏe
Các bài tập thể dục thể thao được chứng minh có khả năng làm giảm đường huyết hiệu quả, giảm đề kháng với Insulin. Ngoài ra, tăng cường luyện tập thể thao còn giúp bạn nâng cao sức khỏe, cải thiện mỡ máu, giảm stress, kiểm soát tốt cân nặng, kéo dài thời gian biến chứng trên tim mạch, thần kinh, gan thận.
Các bác sĩ khuyến cáo nên tập thể dục tối thiểu 5 ngày / 1 tuần, mỗi lần tập tối thiểu 30 phút. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn về các bài tập phù hợp với mức độ bệnh để đạt hiệu quả cao nhất.
Hạn chế hoặc dừng uống rượu
Các loại rượu nói chung khi sử dụng nhiều sẽ làm đường huyết tăng vọt. Đồng thời, rượu còn tương tác với các thành phần của thuốc hạ đường huyết làm giảm tác dụng điều trị của thuốc. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại rượu đều có tác động xấu đến cơ thể, ví dụ như uống một lượng rượu nho vừa phải giúp tinh thần ổn định và có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả.
Lựa chọn các hoạt chất sinh học tự nhiên phòng ngừa bệnh tiểu đường
Hiện nay, các thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần là thảo dược đang được các nhà khoa học nghiên cứu và người tiêu dùng tin tưởng sử dụng vì tác dụng điều trị tốt và ít khả năng gây ra tác dụng phụ.
Theo Đông y, hiện nay có rất nhiều loại thảo dược đã được chứng minh tác dụng tốt trong điều trị bệnh tiểu đường, điển hình là 4 loại thảo dược: Nhàu, Mạch môn (chống viêm, tăng cường miễn dịch), Câu kỷ tử, Hoài sơn (tăng cường chức năng tuyến tụy). Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường có thành phần chính là 4 loại thảo dược trên cùng với các hoạt chất sinh học tự nhiên được đánh giá tốt trong liệu pháp điều trị bệnh tiểu đường, được các bác sĩ và chuyên gia y tế đánh giá cao và nhận được phản hồi tích cực của người dùng.
Ngoài ra, trong Đông y còn có một loại thảo dược vừa mới được phát hiện có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường tốt đó là cây Dây thìa canh. Cây Dây thìa canh có công dụng ức chế dây thần kinh tiết ra chất oxy hóa, giảm vị ngọt của đường, chống béo phì hiệu quả, cải thiện mỡ máu, kéo dài thời gian của biến chứng tiểu đường.
Hiện nay, các thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ thảo dược được bán ở hầu hết các hiệu thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Nhà thuốc của chúng tôi có đầy đủ các loại thuốc được đánh giá tốt trong điều trị tiểu đường, bạn có thể đến mua và được tư vấn thắc mắc trực tiếp tại nhà thuốc hoặc gọi qua đường dây nóng dưới đây để được giải đáp.
Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các biến chứng mà bệnh tiểu đường gây ra làm sức khỏe cơ thể suy giảm, hình thành các bệnh lý nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Để giảm thiểu tối đa các biến chứng tiểu đường, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt chế độ sinh hoạt và ăn uống, sử dụng thuốc đúng liều lượng và thường xuyên kiểm tra các chỉ số của cơ thể.
Trên đây bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất trong việc phòng ngừa và điều trị biến chứng bệnh tiểu đường. Hy vọng bạn đọc sẽ nắm bắt được thông tin và áp dụng trong điều trị một cách hiệu quả. Mọi thắc mắc xin liên hệ với đường dây nóng để được tư vấn.