Từ lâu, Đái Tháo Đường (hay còn gọi là Tiểu Đường) đã được xem là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới. Đái Tháo Đường chiếm từ 60 – 70% trong số các bệnh liên quan đến nội tiết, gây ra hơn 3,2 triệu ca tử vong hàng năm. Đái Tháo Đường còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý thứ phát nguy hiểm khác như Tăng Huyết Áp, các biến chứng bệnh về da, các biến chứng vi mạch thân,…
Ở Việt Nam hiện nay cũng giống như trên thế giới, Triệu chứng Đái Tháo Đường đang dần trở thành căn bệnh phổ biến khi số lượng người mắc tính đến năm 2019 là 3,5 triệu bệnh nhân. Mặc dù vậy hiện nay vẫn còn nhiều người chưa biết rõ về căn bệnh này, đặc biệt là nhầm lẫn các triệu chứng của Đái Tháo Đường với các bệnh khác. Hôm nay Nhà Thuốc Vinh Lợi sẽ chia sẻ về Đái Tháo Đường và cách nhận biết các triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm này.
Đái Tháo Đường là gì?
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) 2002 đã định nghĩa: “Đái tháo đường là một bệnh mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc tác dụng insulin không hiệu quả do nguyên nhân mắc phải và/hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Tăng glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu và thần kinh”.
Theo Trang web Healthline.com nổi tiếng thì có một định nghĩa khác :
“Đái tháo đường, thường được gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh chuyển hóa gây ra lượng đường trong máu cao. Hormone insulin di chuyển đường từ máu vào tế bào để dự trữ hoặc sử dụng làm năng lượng. Với bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không tạo ra đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó tạo ra.”
Đường huyết cao từ bệnh Đái Tháo Đường nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra các bệnh liên quan đến mắt, thận, thần kinh hoặc các bệnh nguy hiểm khác.
Xem thêm: [TÌM HIỂU] Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng thực phẩm gì?
Phân loại Đái Tháo Đường?
Hiện nay Đái Tháo Đường được phân loại thành 4 loại chính:
Đái Tháo Đường typ 1 (loại 1)
Đây là bệnh Đái Tháo Đường do chính nguyên nhân tự miễn của cơ thể. Đái Tháo Đường Typ 1 là hiện tượng Insulin không được cơ thể sản xuất ra đủ sử dụng cho cơ thể, từ đấy lượng Glucose trong máu tăng cao hơn bình thường. Bệnh thường hay gặp ở người vị thành niên, chiếm tầm 10% số lượng người bị bệnh Đái Tháo Đường.
Đái Tháo Đường typ 2 (loại 2)
Đái Tháo Đường typ 2 là bệnh Đái Tháo Đường của hiện tượng Rối loạn tiết Insulin hoặc Kháng Insulin. Ở bệnh nhân Đái Tháo Đường Typ 2 số lượng Insulin được cơ thể sản xuất vẫn đầy đủ nhưng khả năng đáp ứng với Glucose trong máu lại giảm, từ đó lượng đường trong máu tăng cao. Đây là loại Đái Tháo Đường phổ biến nhất, hay gặp ở những người từ 40 tuổi trở lên nhưng hiện nay đang có dấu hiệu xuất hiện sớm hơn ở những người từ 30 tuổi.
Tiền Đái Tháo Đường
Đây là trạng thái lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ để đánh giá là mắc bệnh Đái Tháo Đường. Hay gặp ở Tiền Đái Tháo Đường typ 2.
Đái Tháo Đường thai kỳ
Đây là bệnh Đái Tháo Đường hay gặp ở phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ. Bệnh nhân thường sẽ khỏi sau khi sinh nhưng có rất nhiều nghiên cứu về việc sản phụ đã từng bị Đái Tháo Đường có tỷ lệ dễ mắc Đái Tháo Đường Typ 2 sau này hơn các sản phụ khác.
Ngoài ra còn có Đái Tháo Nhạt là tên căn bệnh có chứa “Đái Tháo” trong tên gọi, tuy nhiên đây là bệnh hiếm gặp, liên quan đến việc Thận đào thải số lượng lớn nước trong cơ thể.
Xem thêm: Cách sử dụng cây mật nhân chữa bệnh tiểu đường. Lưu ý khi chữa trị
Cơ chế bệnh sinh của Đái Tháo Đường?
Theo nhiều nghiên cứu đã được công nhận trên các bài báo lớn, cơ chế bệnh sinh của Đái tháo đường như sau:
- Với Đái Tháo Đường typ 1 thường đặc trưng bởi 3 yếu tố Môi trường, Miễn Dịch và Di truyền. Những người có các gen nhạy cảm như HLA – DR3, HLA – DR4,… hay bị tấn công bởi các yếu tố môi trường như virus, thức ăn, sinh hoạt hàng ngày thường sẽ có hiện tượng hệ thống miễn dịch tấn công vào chính tế bào Beta Đảo tụy của bản thân, thông qua các yếu tố gây viêm làm viêm đảo tủy. Dần dần có hiện tượng suy giảm số lượng, chức năng sản sinh ra insulin, dẫn đến lượng glucose trong máu tăng cao.
- Với Đái Tháo Đường typ 2 thường được đặc trưng bởi hai cơ chế là kháng insulin và rối loạn tiết insulin. Kháng insulin thể hiện rõ ở việc insulin giảm khả năng gắn hoặc giảm số lượng với các glucose để có thể đưa vào trong tế bào tiêu thụ, sản sinh ra năng lượng. Với việc insulin mặc dù cao nhưng lại giảm hiệu quả với glucose làm glucose trong máu tăng cao. Trong khi đó rối loạn tiết Insulin đặc trưng bởi việc tăng insulin trong máu để bù trừ, tăng sản sinh tiền chất nhưng không có tính insulin và mất tính tiết insulin theo từng đợt. Đái tháo đường Typ 2 thường gặp ở những người có yếu tố gen, béo phì, hay sử dụng thuốc lá, ít vận động thể lực.
Xem thêm: Giảm cân cho người mắc tiểu đường, bí quyết không phải ai cũng biết
Triệu chứng của Đái Tháo Đường?
Triệu chứng của Đái Tháo Đường gây ra bởi lượng đường huyết tăng cao.
Các triệu chứng chung như sau:
- Thường xuyên có dấu hiệu đói. Đây là đặc trưng rõ nhất của việc glucose đáng lẽ phải ở trong tế bào để nuôi cơ thể, sản sinh ra năng lượng để duy trì các hoạt động thì lại tăng cao ở máu. Khi tế bào thiếu năng lượng sẽ thường xuyên kích thích cơ thể bằng việc co bóp dạ dày dẫn đến hiện tượng đói.
- Gầy đi trông thấy là khi mà các tế bào không có đủ năng lượng cung cấp từ glucose. Để bù trừ đi hiện tượng này, cơ thể phải sử dụng lipid hoặc protid. Các dẫn chất lipid, protid đặc trưng ở các bắp cơ, da hay mỡ dư ở trong cơ thể. Từ đấy sẽ thấy hiện tượng người bệnh gầy đi, giảm cân một cách nhanh chóng (thường gặp ở Đái Tháo Đường typ 1).
- Thường xuyên thấy khát là khi lượng glucose trong máu cao, làm tăng áp suất thẩm thấu trong máu. Áp suất thẩm thấu tăng cao của glucose khi thẩm thấu để thải ra ngoài bằng đường ống thận sẽ kéo theo nước ở gian bào đi ra cùng. Từ đó làm tăng khối lượng nước tiểu.
- Mờ mắt, thường xuyên mệt mỏi là hiện tượng cơ thể thiếu trầm trọng năng lượng, đặc trưng là glucose trong tế bào
- Các vết thương, vết loét khó lành: Thông thường bạch cầu trong máu hoạt động rất hiệu quả với các tác nhân lạ (virus, vi khuẩn,…) bằng các cơ chế miễn dịch. Tuy nhiên khi lượng glucose trong máu tăng quá cao, trong một thời gian dài thì giảm khả năng hoạt động của bạch cầu trong máu, giảm khả năng di chuyển đến các vị trí để chữa lành vết thương, không thể cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng đến các vị trí viêm. Từ đấy các vết thương, vết loét khó lành.
Ngoài ra ở nam giới khi mắc Đái Tháo Đường thường hay có các triệu chứng giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương hay cơ bắp yếu kém hơn bình thường.
Ở Phụ nữ thì có thể nhiễm nấm đường âm đạo, da khô ngứa và có thể nhiễm trùng đường tiết niệu.
Thông thường Đái Tháo Đường Typ 1 sẽ giảm cân nhiều hơn, kể cả khi ăn nhiều so với Đái Tháo Đường Typ 2. Ngược lại Đái Tháo Đường Typ 2 các vết thương sẽ khó lành hơn Đái Tháo Đường Typ 1, nguy hiểm hơn cả là Đái Tháo Đường Typ 2 có thể gây nhiễm trùng thứ phát sẽ khiến việc điều trị khó khăn hơn.
Đối với Đái Tháo Đường Thai Kỳ thường sẽ không có các dấu hiệu trên, chỉ có thể phát hiện được bằng các xét nghiệm đường huyết trong cơ thể hoặc khả năng dung nạp đường từ tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Trong một số trường hợp hiếm gặp sẽ có triệu chứng tiểu nhiều hoặc khát nước.
Thông thường các triệu chứng trên rất khó nhận biết vì có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác, vì vậy khi có các triệu chứng trên nên đến bệnh viện kiểm tra để phát hiện xem mình có bị mắc bệnh Đái Tháo Đường hay không.
Với việc kiểm soát tốt việc bạn có mắc bệnh Đái Tháo Đường sẽ hạn chế được khả năng dẫn tới các bệnh nguy hiểm hơn như Tăng ceton trong máu, các bệnh về thần kinh, thiếu máu lên não,… Nguy hiểm nhất là hôn mê và tử vong.
Tham khảo: https://www.healthline.com/health/diabetes